Bài viết

Stockholm là gì? Câu chuyện

  • Yêu thương kẻ bạo hành: Stockholm

Sau vụ cướp ngân hàng ở Stockholm năm 1973 đó, một con tin nữ có tên là Chirstian đem lòng yêu tên cướp và đi vào nơi giam cầm hắn để đính hôn với tên cướp. Một con tin khác kêu gọi gây quỹ với dự định là sẽ dùng số tiền gây quỹ để thuê luật sư cao cấp biện hộ cho 2 tên cướp. Người dân Thụy Điển năm đó vô cùng kinh hãi và cảm thấy khó hiểu khi chứng kiến sự việc đó.

Các chuyên gia tâm lý cho rằng để tạo nên hội chứng Stockholm cần có 4 điều kiện. 1). Phải làm sao cho người ta cảm thấy sinh mệnh bị uy hiếp, khiến cho NGƯỜI BỊ UY HIẾP tin rằng kẻ tra tấn có thể không do dự mà tiếp tục hành vi TRA TẤN.(ở đây TÂM LÝ và THỂ XÁC đều là thứ mà kẻ tra tấn luôn nhắm đến). 2). Kẻ tra tấn nhất định phải ban cho người bị hại một chút ân huệ, để người bị hại tin rằng kẻ tra tấn là “vị cứu tinh” của họ. (Đây là quá trình chuyển đổi tâm lý và cũng là yếu tố then chốt để tạo nên hội chứng Stockholm) 3). Kiểm soát và khống chế mọi thông tin đến với người bị hại, khiến họ CÁCH LY HOÀN TOÀN với bên ngoài, để họ không biết được bất cứ thông tin nào mà kẻ tra tấn không muốn họ biết. (Chúng ta có thể hiểu rằng đó là KIỂM DUYỆT THÔNG TIN ở thời đại chúng ta đang sống) 4). Khiến cho người bị hại cảm thấy không còn đường thoát thân.( Trong giai đoạn này, nỗi sợ của người bị hại lên đến đỉnh điểm, họ phân tán nỗi sợ bằng cách đồng cảm về mặt tích cực với kẻ tra tấn mỗi khi chúng đối xử tốt với họ). Hiện nay, hội chứng Stockholm này được xem là hội chứng được bao phủ rộng ở phạm vi XÃ HỘI. Không khó để nhận ra hội chứng này, nếu các bạn xem loạt phim Cách để trở thành bạo Chúa ( How to become a Tyrant) của anh Leo từng giới thiệu vài tháng trước. Chúng ta sẽ thấy đặc điểm chung của các nhà lãnh đạo đều sử dụng chiến thuật liên quan đến hội chứng Stockholm thông qua cơ chế lạm dụng quyền hành của chế độ, áp đặt lên ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI và XÃ HỘI. Chúng ta sẽ thấy điều này rõ ràng nhất là ở nhà lãnh đạo Uganda ở thập niên 70, Amin Dada.

Bài viết liên quan

To top